Hôm qua, gặp lại em tôi lại brief cho em một ý tưởng mới của tôi, lần này là của tôi dành cho tôi và đối tác truyền thông là công ty của em, là của em. Cũng như lần đầu gặp em, em rất nhạy bẹn để nắm bắt nhu cầu và ý tưởng của tôi. Em đã giúp tôi đưa ra được nhiều ý tưởng để tiếp cận và các insights trong dự án. 5 điều mà tôi đã rút ra được sau buổi trò chuyện với em cho sự khởi đầu dự án cho riêng mình:
- 1. Tập trung vào dự án kiếm ra tiền trước tiên. Với một người lắm ước mơ, và nhiều ý tưởng như tôi thì việc xác định một dự án ưu tiên để bắt đầu là cần sự kỉ luật lắm. Bởi vì cái nào tôi cũng thấy có tiềm năng và muốn thử. Nhưng nếu không dành sự tập trung toàn phần cho một thứ thì kết quả sẽ không là tốt nhất và rồi mỗi thứ một tí mà không có cái nào hoàn thiện. Do đó, việc chọn lấy một ý tưởng mục tiêu kiếm ra tiền sẽ giúp tôi tự tin và có nguồn thu cho các dự án tiếp theo.
- 2. Tạo ra một sản phẩm có giá trị cho khách hàng và định vị giá trị của bản thân. “Đừng bán sản phẩm mà hãy bán giá trị” ai ai cũng biết câu nói này còn áp dụng nó vào việc triển khai sản phẩm và dịch vụ như thế nào thì đó là một vấn đề. Đấy là lí do tại sao tôi thấy nhiều sản phẩm và dịch vụ tương đương nhau nhưng lại có sự chênh lệch về giá, là chính giá trị và câu chuyện (story telling) mà người bán biết cách để kể cho khách hàng.
- 3. Tạo ra một sản phẩm để “khách hàng” bán hàng tới “người mua hàng”. Khi làm nghiên cứu thị trường có một câu hỏi rất hay “Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua hàng?”. Khi tôi đi làm Spec cho công ty vật liệu xây dựng, tôi bán hàng cho các anh chị kiến trúc sư, họ là khách hàng của tôi, nhưng họ không phải là người mua hàng, các chủ đầu tư mới là người chi tiền mua hàng. Vậy thì sản phẩm, dịch vụ của tôi có gì thu hút để các khách hàng – anh chị kiến trúc sư giúp tôi bán hàng tới chủ đầu tư?
- 4. Hãy thử nghiệm, lấy mẫu thử trong một thời gian cho phép rồi nhân rộng. “never try, never know” đó là châm ngôn của tôi khi thử những điều mới. Kết quả là gì? như thế nào tôi sẽ không biết được cho đến khi tôi thực sự làm nó. Thay vì vội đầu tư mạnh mẽ và yêu cầu những cái chuẩn tuyệt đối trong thời gian đầu thì hãy làm và sửa sai, làm và sửa sai để phù hợp. Hãy nhân rộng nó khi phiên bản chỉnh sửa đủ chín muồi.
- 5. Nếu muốn tự do thì đừng dùng hình ảnh thương hiệu cá nhân (Personal Brand). Cái này đang hơi ngược với xu hướng hiện tại. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của em thì tôi thấy cũng có những điểm hợp lý. Bạn đến khám bác sĩ phòng mạch, tất nhiên bạn sẽ muốn đặt hẹn với Bác sĩ là giám đốc phòng mạch thay vì các bác sĩ khác điều này là đúng, phải không ah? Vậy thì nếu bạn muốn cống hiến về chuyên môn hay bạn muốn mở ra một sản phẩm, dịch vụ tốt và vận hành nó tốt. Hãy cân nhắc trước khi đẩy mạnh Personal Brand.
Em là một đối tác của công ty cũ nơi tôi đã làm việc và gắn bó hơn 8 năm. Cũng như lần đầu tôi gặp em để mô tả (brief) ý tưởng cho dự án truyền thông. Hồi đó, dự án khá đặc biệt, vì tôi đã chọn thay đổi một nhóm khách hàng mục tiêu mới thay vì nhóm khách hàng truyền thống mà công ty tôi đã và đang nhắm tới suốt 25 năm lúc bấy giờ. Ngành của tôi hồi đó là xây dựng mà là vật liệu xây dựng đòi hỏi có chuyên môn nên việc thay đổi nhóm khách hàng mục tiêu lâu đời như vậy thực sự là một thách thức. Tôi có ba đơn vị agency đầu ngành lúc đó cùng vào pitching. Nhưng nhóm của em đã hoàn toàn nổi bật vì sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt ý tưởng, mục tiêu và tầm nhìn (vission) của tôi cho dự án lúc đó.
Trải qua ba vòng pitching, càng đi sâu vào trong nhóm em càng thể hiện sự chuyên nghiệp và nhấn mạnh vào việc đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề mà khách hàng cần.
Sau này, em và tôi cũng tiếp tục làm thêm 1 số dự án khác mặc dù cả hai chị em đều đổi công ty. Công ty cũ của tôi thì vẫn tiếp tục đẩy mạnh vào nhóm khách hàng mục tiêu mới lúc đó, còn công ty cũ của em thì vẫn là đối tác truyền thông cho đến bây giờ.